Áo thun đồng phục được nhiều người yêu thích sử dụng bởi đặc tính tiện dụng, thoáng mát. Tuy nhiên, loại trang phục này rất dễ bị giãn trong quá trình sử dụng và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Trong bài viết này, MODAVIET sẽ chia sẻ những bí quyết giặt và bảo quản đúng cách, giúp những chiếc áo thun của bạn luôn phẳng phiu và hạn chế tình trạng bị giãn, nhăn nhúm.
Cách giặt áo thun đồng phục đúng cách
Áo thun đồng phục thường được làm từ những chất liệu thoáng mát, nhưng lại dễ nhăn. Do đó, để tránh tình trạng áo bị giãn sau vài lần giặt, đồng thời giữ cho áo được bền màu, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
Giặt áo thun bằng nước lạnh
Nếu bạn có thói quen thường xuyên giặt quần áo bằng nước nóng trong lần giặt đầu tiên, thì nên dừng lại. Vì nhiệt độ cao sẽ khiến cho những sợi vải nở ra, từ đó khiến cho trang phục bị giãn và mất đi form dáng ban đầu.
Cách tốt nhất để hạn chế được tình trạng này là ở lần giặt đầu tiên, bạn nên vò nhẹ áo thun đồng phục trong nước lạnh. Nếu không có nhiều thời gian, bạn hoàn toàn có thể giặt áo bằng máy giặt và chọn chế độ giặt nhẹ. Ngoài ra, bạn có thể cho áo vào túi giặt để bảo vệ áo được tốt nhất.
Giặt áo thun bằng nước lạnh giúp giữ form áo tốt hơn
Giặt áo thun bằng giấm ăn hoặc muối
Ở lần giặt đầu tiên, bạn không nên giặt các loại đồng phục công sở, nhất là áo thun bằng xà phòng. Vì các thành phần tẩy trong xà phòng có thể khiến cho những sợi vải dễ hư hỏng và phai màu.
Thay vào đó, bạn có thể ngâm áo thun đồng phục từ 30 - 60 phút trong dung dịch nước giấm hoặc muối ăn pha loãng. Việc này sẽ giúp giữ cho form áo như mới, hạn chế tối đa tình trạng co giãn, đồng thời cũng giúp cho màu sắc của áo được bền bỉ hơn.
Lộn áo trái khi giặt
Cách tốt nhất khi giặt áo thun đồng phục, là nên lộn trái áo lại trước khi giặt, nhất là đối với những chiếc áo có in hình. Vì trong quá trình giặt, trang phục của bạn phải chịu rất nhiều ma sát với lồng giặt và những món quần áo khác. Việc lộn áo trái khi giặt sẽ giúp hạn chế những hư tổn, giúp cho chiếc áo của bạn được bền bỉ hơn.
Nên lộn áo trái trước khi giặt
Giặt áo một cách nhẹ nhàng
Để tăng tốc độ giặt hoặc muốn loại bỏ các vết bẩn trên áo, chúng ta thường dùng lực để vò mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho chiếc áo nhanh bị giãn và trở nên nhăn nhúm.
Hãy vò áo bằng tay thật nhẹ nhàng. Nếu gặp phải các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể ngâm áo từ 15 - 20 phút để chúng mềm ra trước khi tiến hành giặt. Trong trường hợp giặt áo thun đồng phục bằng máy, bạn nên giặt cùng những loại trang phục cùng màu và có chất liệu gần giống nhau để hạn chế hư hỏng.
Không dùng nước xả vải làm mềm vải
Xả cùng nước xả vải dường như là một bước không thể thiếu, để giúp cho đồng phục công sở luôn thơm mát. Tuy nhiên, đối với áo thun, bạn không nên sử dụng những loại nước xả làm mềm vải. Những loại nước xả này sẽ khiến cho những sợi vải mềm ra, từ đó khiến cho áo dễ bị giãn. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những loại xả vải thơm để dùng cho các loại áo thun.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý là không nên ngâm áo thun đồng phục quá lâu trong nước xả vải. Thời lượng ngâm thích hợp là từ 10 - 15 phút, sau đó đem trang phục đi phơi.
Không nên sử dụng loại xả vải làm mềm vải
Không vắt áo sau khi giặt
Việc vắt áo quá mạnh sẽ khiến cho các sợi vải bị co giãn, khiến cho áo trở nên nhăn nhúm hoặc thậm chí là bị hỏng form. Do đó, bạn nên vắt áo thật nhẹ nhàng và từ từ để nước thoát ra. Cách tốt nhất là bạn nên gấp áo thun lại và ấn cho nước thoát ra, sau đó đem đi phơi.
>> Xem thêm: Hướng dẫn phục hồi áo thun đồng phục bị giãn nhanh chóng tại nhà
Treo áo thun đồng phục thế nào để không bị giãn?
Bên cạnh việc giặt, thì quá trình phơi áo cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của áo. Dưới đây là một số lưu ý khi treo áo để giữ được form dáng tốt nhất:
Hạn chế sử dụng móc treo
Móc treo mang đến sự tiện lợi trong quá trình phơi áo, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân khiến chiếc áo thun đồng phục của bạn bị giãn. Các phần cố định nhô ra của móc thường tác động trực tiếp vào cổ và vai áo, khiến các sợi vải bị kéo giãn hoặc biến dạng.
Đặc biệt hơn là khi áo vừa được giặt xong, lượng nước còn thấm trong vải làm tăng trọng lực, khiến cho áo bị kéo căng nhiều hơn. Lâu dần, form dáng của áo sẽ có thể bị ảnh hưởng, thậm chí là hư hỏng.
Móc treo có thể làm tăng tình trạng giãn áo
Dùng kẹp cố định áo
Thay vì sử dụng móc treo để phơi áo khi vừa giặt xong, bạn nên sử dụng kẹp để cố định áo. Lưu ý, bạn nên sử dụng những chiếc kẹp được làm từ gỗ, nhựa cứng hoặc kim loại không gỉ.
Sau khi đã kẹp cố định áo đến khi áo ráo nước, bạn mới tiến hành sử dụng móc treo để phơi áo. Việc này sẽ giúp bảo vệ form áo tốt hơn và tránh tình trạng áo bị giãn.
Phơi áo ngang trên dây phơi
Nếu không có kẹp áo, thì phơi ngang trên dây phơi cũng là một cách đơn giản và hiệu quả để giữ form áo thun đồng phục. Cách này sẽ giúp giảm lực kéo căng khi áo còn ướt, từ đó hạn chế tình trạng giãn áo. Lưu ý, chỉ nên phơi áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh xuất hiện nếp gấp trên áo, đồng thời bảo vệ màu sắc áo tốt hơn.
Phơi ngang giúp giảm lực kéo trên áo
Sử dụng loại móc treo phù hợp
Lựa chọn móc treo phù hợp cũng là một trong những cách giúp giữ áo bền đẹp hiệu quả. Đối với áo thun, bạn nên sử dụng những chiếc móc được làm từ gỗ hoặc nhựa cao cấp. Nếu sử dụng móc kim loại, hãy đảm bảo rằng đấy là loại không bị gỉ sét để tránh làm hỏng áo.
Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn những chiếc móc bản to. Loại móc này có diện tích tiếp xúc với áo lớn hơn loại bản nhỏ, giúp hạn chế được lực kéo của trọng lực khi áo còn ướt. Điều này góp phần hạn chế tình trạng giãn, hư hỏng form áo.
Phơi áo thun bằng hai móc
Treo áo thun đồng phục bằng hai móc đơn giản, nhưng rất hiệu quả để bảo vệ form áo. Cách làm này giúp phân tán đều trọng lượng của áo, giảm được lực kéo căng, từ đó hạn tình trạng áo giãn áo.
Không phơi áo trong tình trạng sũng nước
Mặc dù không nên vắt quá mạnh tay khi phơi áo thun, nhưng cũng không đồng nghĩa với việc bạn nên phơi áo trong tình trạng áo còn sũng nước. Nước sẽ làm tăng trọng lực áo khi phơi, từ đó dễ khiến cho các sợi vải bị kéo giãn. Do đó, hãy đảm bảo xử lý bớt phần nước thấm trong áo trước khi treo áo lên nhé!
Không nên phơi áo trong tình trạng sũng nước
>> Xem thêm: Mặc đẹp cho hè 2024: Danh sách những mẫu đồng phục áo polo không thể bỏ qua
Sau một thời gian dài sử dụng, tình trạng co giãn hay mất form áo là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng cách giặt và phơi đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng này. Trong bài viết này, MODAVIET đã bật mí một số bí quyết giúp bạn có thể giữ gìn form áo thun đồng phục bền đẹp. Đừng quên theo dõi bản tin trên website www.modaviet.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé!