Sau một thời gian sử dụng, những chiếc áo thun đồng phục thường có dấu hiệu bị giãn cho dù chất liệu vải có tốt đến đâu. Điều này khiến cho bộ trang phục trở nên thiếu chỉn chu và chuyên nghiệp, đặc biệt là khi bạn làm việc trong môi trường công sở.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này và phục hồi lại vẻ ngoài của áo chỉ với những bí quyết đơn giản ngay tại nhà. Tất cả sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vì sao áo thun đồng phục thường bị giãn?
Áo thun được nhiều người yêu thích bởi tính tiện dụng và thoải mái khi mặc. Tuy nhiên, chúng thường rất dễ nhăn và có thể giãn ra sau một thời gian dài sử dụng vì một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Chất liệu vải kém chất lượng
Chất liệu vải là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định độ co giãn của áo. Thông thường, những chiếc áo thun đồng phục được may từ cotton sẽ có độ đàn hồi tốt, do đó sẽ ít xảy ra tình trạng giãn áo.
Ngược lại, đây sẽ là nhược điểm của các chất liệu chứa nhiều PE hoặc spandex. Những chiếc áo thun được may từ các loại vải này thường rất dễ nhăn và giãn trong quá trình sử dụng.
Vải kém chất lượng khiến áo dễ bị giãn trong quá trình sử dụng
Kỹ thuật may áo chưa phù hợp
Trong nhiều trường hợp, cổ áo thun nhanh giãn dù chỉ mới mặc vài lần. Tình trạng này xảy ra một phần là do sử dụng chất liệu vải không phù hợp hoặc chưa được xử lý đúng cách. Đồng thời, khâu lắp ráp phần cổ với phần thân áo có thể chưa được thực hiện khéo léo, khiến cho cổ áo bị rộng hoặc nhăn nhúm gây mất thẩm mỹ.
Nhiệt độ khi giặt sấy và phơi áo
Một vài chất liệu vải tương đối nhạy cảm với nhiệt độ. Khi giặt sấy quần áo, đặc biệt là các loại được làm từ vải thun ở nhiệt độ quá nóng sẽ khiến cho chúng rất dễ bị giãn.
Ngoài ra, nhiệt độ khi phơi áo cũng cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến độ bền của quần áo. Áo thun đồng phục khi phơi trực tiếp dưới trời nắng nóng không chỉ khiến áo bị giãn hoặc co rúm, mà còn khiến chúng nhanh phai màu.
Bảo quản không đúng cách
Tùy vào chất liệu vải mà chúng ta cần có cách bảo quản khác nhau. Việc treo áo thun trong thời gian dài có thể khiến áo bị giãn. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại móc treo không phù hợp cũng là nguyên nhân góp phần khiến đồng phục mất form.
Ngược lại, một số loại trang phục được may từ vải dễ nhăn, nhưng lại được gấp thay vì treo bằng móc. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải.
Bảo quản không đúng cách khiến áo thun bị giãn
4 cách xử lý áo thun đồng phục bị giãn ngay tại nhà
Khi quần áo, đặc biệt là áo thun bị giãn thì nên làm gì? Sau đây là 4 cách giúp bạn phục hồi form áo hiệu quả và nhanh chóng ngay tại nhà:
Phục hồi áo thun giãn bằng nước sôi
Phần lớn các chất liệu vải được làm từ các sợi dài liên kết với nhau. Khi áo giãn do các liên kết này bị kéo căng ra, thì nhiệt độ cao của nước sôi sẽ khiến cho các sợi vải co lại, giúp khôi phục một phần dáng áo ban đầu.
Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao cũng tác động đến cấu trúc bên trong của vải và giúp chúng cứng cáp hơn. Xử lý bằng cách này giúp áo giữ form tốt và hạn chế tình trạng giãn trở lại.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị một nồi nước sôi
Cho áo thun vào nồi. Sau đó, sử dụng muỗng inox để nhấn toàn bộ áo ngập hoàn toàn trong nước.
Ngâm áo trong nồi từ 5 - 7 phút. Tiếp đến, vớt áo ra và vắt nhẹ nhàng cho đến khi ráo nước.
Phơi áo lên dây phơi. Lưu ý, phơi trong bóng râm, tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp.
Một số lưu ý khi phục hồi áo thun bị giãn bằng nước sôi:
Chỉ nên thực hiện phương pháp này đối với áo được may từ vải cotton, vải pha sợi tự nhiên hoặc len.
Trước khi thực hiện, hãy kiểm tra nhãn mác để biết nhiệt độ giặt tối đa của trang phục là bao nhiêu.
Không nên áp dụng phương pháp này nhiều lần để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của áo.
Ngâm áo thun trong nước sôi giúp khắc phục tình trạng giãn
>> Xem thêm: Đồng phục công sở bị nấm mốc phải làm sao? 6 phương pháp xử lý triệt để, nhanh chóng
Phục hồi áo thun giãn bằng máy giặt và máy sấy
Sự kết hợp giữa nhiệt độ và chuyển động của quá trình giặt sấy có thể giúp phục hồi áo thun bị giãn. Tương tự khi sử dụng phương pháp ngâm nước sôi, giặt áo bằng nước nóng giúp cho các sợi vải co lại. Đồng thời, sự ma sát với lồng giặt giúp sắp xếp lại cấu trúc sợi vải, giúp phục hình form dáng áo ban đầu.
Tiếp đến, hơi nóng của máy sấy sẽ tiếp tục làm sợi vải co lại và chuyển động quay sẽ kéo căng các sợi vải. Điều này giúp chiếc áo thun đồng phục có thể lấy lại hình dáng ban đầu.
Cách thực hiện phục hồi áo thun giãn bằng phương pháp này như sau:
Cho những chiếc áo giãn vào lồng giặt, chọn giặt ở nhiệt độ nước cao nhất được phép sử dụng trên áo (xem thông tin trên nhãn mác).
Sau khi giặt xong, cho áo vào máy sấy và sấy ở nhiệt độ lớn nhất được cho phép.
Sau khi sấy xong, lấy áo ra khỏi máy và kiểm tra xem áo đã bớt bị giãn hay chưa.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến chất liệu vải trước khi thực hiện phương pháp này:
Đối với vải cotton, bạn nên để nhiệt độ giặt và sấy ở mức vừa phải vì chất liệu này dễ co rút. Nếu lần thực hiện đầu tiên chưa mang đến kết quả như mong đợi, bạn có thể lặp lại các bước thêm vài lần nữa.
Một số chất liệu như polyester và denim cần nhiệt độ cao để co lại. Do đó, bạn có thể sử dụng nhiệt độ giặt sấy ở mức cao nhất để mang lại hiệu quả cho quá trình phục hình áo.
Riêng đối với chất liệu tơ tằm, bạn cần cẩn trọng khi thực hiện phương pháp này. Do loại vải này rất dễ nhăn và hư hỏng, nên khi giặt sấy bạn cần chọn nhiệt độ phù hợp.
Sử dụng phương pháp giặt sấy phục hồi form dáng áo ban đầu
Phục hồi áo thun giãn bằng máy sấy tóc
Máy sấy tóc chính là vị “cứu tinh” giúp khắc phục tình trạng giãn áo thun đồng phục. Nhiệt độ cao của máy sấy sẽ khiến cho các sợi vải co lại, từ đó giúp lấy lại form dáng áo ban đầu.
Phương pháp này được thực hiện bằng các bước đơn giản sau:
Đầu tiên, trải áo lên mặt phẳng và dùng bình xịt phun sương để làm ẩm nhẹ vùng áo bị giãn.
Bật máy sấy ở chế độ nóng cao nhất và cầm ở vị trí cách áo từ 15 - 20 cm. Sau đó, bắt đầu sấy từng phần của áo cho đến khi áo khô hoàn toàn. Di chuyển máy sấy liên tục để lượng nhiệt được phân bố đồng đều.
Sau đó, hãy kiểm tra xem tình trạng giãn áo đã được cải thiện chưa. Bạn cũng có thể thực hiện lại quá trình này nếu cần.
Một số lưu ý khi dùng máy sấy phục hình áo thun đồng phục bị giãn:
Phương pháp này chỉ phù hợp khi áo thun bị giãn một phần nhỏ. Đối với những chiếc áo bị giãn ở diện tích lớn, phương pháp này không mang lại hiệu quả đáng kể.
Hãy kiểm tra nhiệt độ được phép sử dụng trên áo. Một số chất liệu vải có thể bị co rúm hoặc hư hỏng khi gặp nhiệt độ cao của máy sấy.
Máy sấy tóc có thể phục hồi những vùng áo thun giãn nhẹ
Phục hồi áo thun giãn bằng cách giặt và phơi tự nhiên
Có thể bạn chưa biết, phơi khô áo tự nhiên cũng là một trong những cách giúp giảm bớt một phần tình trạng giãn áo thun. Cách thực hiện như sau:
Giặt áo ở nhiệt độ cao nhất được cho phép trong thời gian lâu nhất.
Lấy áo ra, giũ nhẹ rồi phơi căng trên dây theo chiều dọc.
Sau khi áo khô, hãy kiểm tra lại tình trạng áo. Nếu tình trạng giãn áo vẫn chưa được cải thiện thì có thể lặp lại các bước trên.
Phơi áo đúng cách giúp giảm tình trạng giãn áo
>.> Xem thêm: Bật mí tuyệt chiêu giải quyết áo phông đồng phục bị xù lông thần tốc tại nhà, ít tốn kém
Trên đây là một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng áo thun đồng phục bị giãn đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn lấy lại form dáng của chiếc áo, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hãy theo dõi website www.modaviet.com thường xuyên để đón xem những thông tin hữu ích khác nhé!